Ứng dụng của ngành công nghiệp tái chế đồng phế liệu

Tái chế đồng phế liệu đã khảng định định được tầm quan trọng và cần thiết của nó tại hầu hết các quốc giá có tỉ lệ sử dụng cao. Hoạt động này không chỉ hướng đến một nền kinh tế phát triển lâu dài vì lợi ích mà còn mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với mội trường, tài nguyên và môi trường. Hãy cùng Phế liệu Tuấn Hùng tìm hiểu chi tiết hơn để biết tại sao chúng ta cần đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp tái chế đồng nhé!

Tái chế đồng phế liệu

tai che dong phe lieu 2

Đồng có thể chất mềm, dễ uốn và có tính dẫn điện cực kỳ tốt, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, theo Henckens, chuyên gia tại Đại học Utrecht thì đồng đã lọt top 6 khoáng sản có khả năng cạn kiệt trong khoảng 100 – 200 nữa.

Tái chế đồng phế liệu là giải pháp hữu hiệu và phổ biến hàng đầu được nhiều quốc gia lựa chọn. Đồng tái chế vẫn giữ được các 95% tính chất nguyên bản của đồng, hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng.

Ứng dụng của ngành công nghiệp tái chế đồng phế liệu

tai che dong phe lieu 5

Đồng tái chế, với những đặc tính ưu việt vốn có của đồng nguyên chất, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Việc tái chế đồng không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Ngành điện và điện tử: dây dẫn điện, linh kiện điện tử ( tiếp điểm, bảng mạch,…)
  • Ngành xây dựng: ống nước, cửa sổ, tay nắm cửa,…
  • Ngành công nghiệp ô tô: các bộ phần của ô tô ( bộ tản nhiệt, động cơ điện,…)
  • Ngành sản xuất: Thiết bị gia dụng, đồ dùng gia định ( nồi, chảo, đồ trang trí,…)
  • …………………..

Quy trình tái chế đồng phế liệu

tai che dong phe lieu 3

Quy trình tái chế đồng phế liệu là một quá trình phức tạp, đòi hỏi công nghệ hiện đại và sự kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là những sản phẩm đồng tái chế có chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Thu gom và phân loại

Thu mua phế liệu đồng từ nhiều nguồn khác nhau như: dây điện cũ, động cơ điện, thiết bị điện tử hỏng, ống đồng cũ… Sau đó, nguyền nguyên liệu này sẽ được phân loại theo chất lượng và thành phần hợp kim để đảm bảo được chất lượng sản phẩm tái chế.

Tiền xử lý

Phế liệu đồng được làm sạch để loại bỏ các tạp chất như nhựa, cao su, sơn… bằng các phương pháp cơ học hoặc hóa học. Tiếp theo là cho phế liệu vào nghiền nhỏ thành các hạt có kích thước đồng đều để thuận tiện cho quá trình nung chảy.

tai che dong phe lieu 1

Nung chảy và tinh luyện

Phế liệu đồng sau khi được xử lí sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng. Các tạp chất, bụi bẩn sẽ tạo thành một lớp váng ở trên bề mặt chất lỏng, đồng tinh khiết sẽ chìm xuống. Lúc này người tái chế đồng sẽ gạt bỏ lớp váng ở bên trên, thu lấy đồng tinh khiết để đúc sản phẩm mới.

Đúc và tạo hình

Đồng nóng chảy được đổ vào khuôn để tạo thành các hình dạng cơ bản như thỏi, thanh hoặc tấm,…Các sản phẩm thô được đưa đi gia công để tạo ra các sản phẩm cuối cùng như dây điện, ống đồng, tấm đồng… bằng các phương pháp tái chế đồng phế liệu như cán, kéo, dập.

Kiểm soát chất lượng

Sản phẩm cuối cùng được kiểm định chất lượng kỹ càng về độ bền, dẻo, tính chất dẫn điện,…để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Những lợi ích của hoạt động tái chế phế liệu đồng

tai che dong phe lieu 4

Hoạt động tái chế đồng được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn hoạt động khai thác mới. Nguyên nhân là vì giảm được mức độ khai thác mỏ mới, tiêu tốn ít năng lượng so với quá trình sản xuất đồng từ quặng, giảm lượng khí thải và giảm lượng chất thải rắn,…

Tài nguyên đồng là có hạn, vì vậy việc tái sử dụng chúng là điều cần thiết, mang lại hiệu quả tốt. Hoạt động tái chế đồng hiện nay đã một phần đáp ứng được nhu cầu sử dụng mà không cần phải khai thác mới hoàn toàn. Không chỉ vậy, việc mua, bán và tái chế đồng phế liệu còn tạo ra nguồn thu nhập, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn phát triển.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là cả khai thác và tái chế đồng đều có những tác động nhất định đến môi trường. Vì vậy, các đơn vị tái chế cũng cần áp dụng các công nghệ tiên tiến, các quy trình sản xuất sạch hơn và các chính sách môi trường phù hợp.

Để ngành tái chế đồng phế liệu phát triển bền vững, chúng ta cần có sự chung tay của toàn xã hội. Mỗi cá nhân có thể đóng góp bằng cách phân loại rác thải tại nguồn, thu gom và bán phế liệu đồng, và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tái chế.

Phế liệu Tuấn hùng mong rằng, bài viết tái chế đồng phế liệu đã lan tỏa đến bạn những kiến thức bổ ích và thông điệp ý nghĩa. Hãy liên hệ tới số hotline/ zalo  0986387888 của đơn vị chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tin tức

Các loại nhôm dùng trong ngành điện

Nhôm là vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực điện lực nhờ đặc tính dẫn điện tốt và chi phí hợp lý. Việc hiểu

Tin tức

Phân biệt nhôm và hợp kim nhôm

Phân biệt nhôm và hợp kim nhôm như thế nào? Cùng tìm hiểu cách nhận biết, tính chất vật lý, ứng dụng và giá trị

Tin tức

So sánh nhôm 5052 và 6061

Việc so sánh nhôm 5052 và 6061 giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp và tối ưu sử dụng chúng. Với nhiều

Tin tức

inox bóng là gì? Các loại inox bóng phổ biến

Nhiều người khi bán phế liệu thường chỉ nhìn bề mặt sáng loáng mà chưa hiểu rõ inox bóng là gì. Trên thực tế, mỗi

Tin tức

Sự khác nhau giữa nhôm 6061 và 7075

Sự khác nhau giữa nhôm 6061 và 7075 ảnh hưởng trực tiếp đến công năng, việc định giá, thu mua và tái chế, đảm bảo

Tin tức

Nhôm định hình chữ V

Bạn đang tìm hiểu về nhôm định hình chữ V và giá cả của chúng trên thị trường? Bài viết này sẽ cung cấp cho

Tin tức

So sánh inox 304 và 316

Khi bán phế liệu inox, không ít người nhầm lẫn giữa hai loại phổ biến nhất: inox 304 và 316. Việc so sánh inox 304

Tin tức

Nhôm định hình 40×40

Bạn đang muốn tìm kiếm thêm thông tin về nhôm định hình 40×40? Hãy cùng đơn vị Phế liệu Tuấn Hùng khám phá các thông