Bãi rác thải điện tử lớn nhất thế giới ở đâu? Làm thế nào để hạn chế và xử lý rác thải để không gây ô nhiễm môi trường và lãng phí?
Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng Phế Liệu Tuấn Hùng tìm hiểu qua chia sẻ bên dưới bạn nhé!
6+ bãi rác điện tử lớn nhất thế giới
Công nghệ điện tử phát triển đồng nghĩa việc rác thải ngày càng tăng. Con số này đang ở mức báo động khiến nhiều người lo ngại về sức khỏe và không gian sống.
Theo Báo cáo vào tháng 7/2020(Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020) được công bố bởi Liên hợp quốc: Trong năm 2019, có 53,6 triệu tấn rác thải điện tử trên toàn thế giới. Trong đó:
- Châu Á: Khoảng 24,9 triệu tấn.
- Châu Mỹ: Khoảng 13,1 triệu tấn.
- Châu Âu: 12 triệu tấn.
- Châu Phi: 2,9 triệu tấn.
- Châu Đại Dương: 0,7 triệu tấn.
Trong đó có 5 bãi rác điện tử lớn nhất thế giới là:
Thị trấn Guiyu, Trung Quốc: bãi rác điện tử lớn nhất thế giới
Tại thị trấn Guiyu, Quảng Đông, Trung Quốc, mỗi ngày có 5.000 xưởng tái chế khoảng 15.000 tấn rác thải điện tử. Từ lâu, nơi đây đã được coi là bãi rác điện tử lớn nhất thế giới.
Có khoảng 70% rác thải điện tử vận chuyển tới Trung Quốc qua tỉnh Quảng Đông hay Hồng Kông. Giữa năm 1990, phần lớn số rác thải này đều tập kết tại Guiyu- nơi đón sản phẩm điện tử đã dùng 1 lần. Đến ngày nay, nó đã tạo thành bãi rác khổng lồ.
Tất cả các loại rác thải điện tử ở khắp nơi từ điện thoại, ổ cứng, máy tính… đều chuyển đến bãi rác này. Những công nhân làm việc tại đây đều có rất ít đồ bảo hộ. Theo Reuters, họ sẽ trực tiếp dùng tay để tháo các linh kiện điện tử sau đó đun chảy để lấy đồng, vàng, nhôm.
Lượng lớn các chất gây ô nhiễm gồm hóa chất và kim loại nặng đều được đổ xuống những con sông tại Guiyu không chỉ gây ô nhiễm nước sạch, còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Theo nghiên cứu của Shantou- Đại học Trung Quốc: Chất lượng nước và không khí tại Guiyu đã bị ô nhiễm nặng do bụi của kim loại độc hại. Trong máu của trẻ nhỏ tại đây cũng có lượng chì cao. Nhưng vì lợi nhuận khủng đã khiến cho những người tại thị trấn này chấp nhận làm việc và sống chung với môi trường ô nhiễm.
Pakistan
Mỗi năm có hơn 500.000 máy tính qua sử dụng gửi tới Pakistan từ những nước phát triển. Chất thải điện tử tại Pakistan phần lớn đều từ Mỹ, Singapore và một số quốc gia tại Châu Âu.
Tuy nhiên trong số 500.000 máy tính đó, chỉ có 15-40% máy là có thể sử dụng. Những chiếc máy số còn lại được trẻ em và phụ nữ nơi đây tái chế trực tiếp bằng tay và có ít đồ bảo hộ.
Agbogbloshie, Ghana
Từng là vùng ngập nước, nhưng ngày nay, Agbogbloshie được biết tới là một trong những bãi rác thải điện tử lớn nhất thế giới. Có thể nói đây chính là điểm tập kết rác thải cuối cùng trên toàn cầu. Nhưng, đây lại là địa hạt “màu mỡ” của người nghèo đến tìm việc.
Bị ví như thành phố diệt vong, Agbogbloshie là nơi ảm đạm khi thứ có giá trị bị lấy đi và các loại chất thải điện tử được đốt bởi rất nhiều công nhân.
Bangladesh
Ở Bangladesh, hơn 83% lao động là trẻ em tiếp xúc trực tiếp với những chất độc hại từ việc tái chế rác thải điện tử. Trong đó, mỗi năm, số lao động chế lên tới 15%.
Nơi đây trước kia cũng từng là nơi tập kết của mọi loại rác thải từ nhiều quốc gia trên thế giới như nhựa, ăng ten, thép, dầu thải, pin đã sử dụng….
Ấn Độ
Theo báo cáo, nhiều chất thải điện tử từ Châu Âu đều đổ tại Ấn Độ. Trong khi đó, những trang bị tại các cơ sở tái chế tại đây khá nghèo nàn không thể xử lý được các phế liệu đó. Chính vì vậy họ đã tiến hành chôn lấp và đốt chúng. Điều này đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng.
Hơn nữa, nhà máy đóng tàu Alang cũng đang hoạt động tại Ấn Độ. Trong số những tàu trục vớt ở biển trên thế giới có khoảng 50% đều tái chế tại Alang. Hàng trăm lao động tháo dỡ đều làm việc trong điều kiện nguy hiểm.
Nigeria
Mỗi năm, ước tính có 15 xe container đầy phế thải điện tử được chuyển tới Nigeria. Các xe này thường đến Lagos- thị trường điện tử khổng lồ.
Hầu hết các thiết bị điện tử trên container đều bị hư, hỏng ở mức độ nặng, không sửa chữa, tái chế được. Cho nên chúng bị ném vào nơi đây và trở thành bãi rác điện tử lớn nhất thế giới. Đây cũng là nơi người nhặt rác thu gom vật dụng có giá trị để bán lại.
Cách hạn chế, xử lý rác thải điện tử
Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hạn chế rác thải điện tử. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức bằng các hành động cụ thể như:
Cách hạn chế, xử lý rác thải điện tử | Chi tiết |
✅ Giảm bớt việc dùng đồ điện tử mới |
Khi không quá cần thiết, bạn không nên mua những món đồ điện tử mới. Điều này vừa gây lãng phí tiền bạc, lại góp phần gây ô nhiễm môi trường, gia tăng lượng rác điện tử. |
✅ Duy trì dùng đồ điện tử |
Hãy bảo vệ những thiết bị điện tử cẩn thận để giúp tuổi thọ của chúng cao hơn |
✅ Tái chế |
Khi không dùng đến, bạn có thể tìm đến địa chỉ thu mua phế liệu như Phế Liệu Tuấn Hùng để bán chúng. Nơi đây sẽ tiến hành tái chế các món đồ điện tử đó hoặc xử lý theo đúng quy chuẩn quốc tế. |
✅ Bán/tặng khi không dùng |
Ngoài ra để hạn chế rác thải điện tử, bạn có thể bán hoặc tặng các thiết bị cũ cho những người có nhu cầu. |
✅ Dùng dịch vụ đám mây |
Không những giúp lưu trữ giữ liệu, dịch vụ đám mây còn hạn chế được nhu cầu sản xuất các thiết bị lưu trữ. Điều này cũng gián tiếp giảm lượng rác thải điện tử và khí thải carbon ra môi trường. |
✅ Thay vì mua mới bạn có thể các thiết bị điện tử |
Nếu chỉ dùng thiết bị điện tử trong thời gian ngắn, bạn hãy cân nhắc tới việc thuê chúng để tiết kiệm tiền, đồng thời hạn chế rác thải khi không dùng tới. |
Các cách trên sẽ giúp chúng ta hạn chế phần nào lượng rác thải điện tử. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chung tay của xã hội vì môi trường xanh, sạch, đẹp.
Kết luận
Hy vọng chia sẻ về các bãi rác điện tử lớn nhất thế giới và cách hạn chế, xử lý thiết bị điện tử trên đây sẽ hữu ích với bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại rác thải điện tử và thu mua phế liệu tận nơi giá cao, quý khách vui lòng liên hệ cho Phế Liệu Tuấn Hùng ngay hôm nay.