Vải kháng khuẩn là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số khách hàng băn khoăn và chưa thực sự nắm chắc về điều này.
Bạn muốn khám phá vải kháng khuẩn là vải gì hãy dành thời gian đọc ngay bài viết dưới đây. Phế Liệu Tuấn Hùng sẽ đi phân tích chi tiết cũng như hé lộ thông tin hữu ích, bạn đừng bỏ lỡ!
Vải kháng khuẩn là vải gì?
Vải kháng khuẩn còn có tên gọi khác là vải lọc khẩu trang y tế hay vải lọc sản xuất khẩu trang,… Chất liệu này thường được sử dụng sản xuất khẩu trang y tế, ngăn chặn các khí độc, khói bụi. Các nghiên cứu đã chỉ ra, mức độ lọc khuẩn của loại vải này lên đến 99,9%.
Vải kháng khuẩn là gì?
Sở dĩ vải kháng khuẩn có công dụng như trên là do được xử lý qua hoạt chất chống vi trùng. Trong quá trình chúng ta sử dụng các hoạt chất này vẫn liên tục hoạt động. Vì thế, các vi sinh vật được ngăn chặn, bảo vệ sức khỏe cho con người.
Thành phần của vải kháng khuẩn là gì? Chất liệu được tạo nên từ Polyester, Polyester-Vinyl hoặc Acrylic. Nhờ đó, chúng có khả năng chống lại các vi sinh vật gây hại và đạt tuổi thọ cao,
Ngoài khả năng chống khuẩn vải kháng khuẩn còn có tính năng chống mùi, chống ố, chống mồ hôi. Thậm chí, chúng chống cháy, chịu hao mòn rất tốt.
Xem thêm: Thu mua vải giá cao TpHCM và Toàn Quốc: vải tồn kho, vải thanh lý
Vải lọc kháng khuẩn có đặc điểm gì?
Muốn biết vải kháng khuẩn là vải gì bạn có thể căn cứ vào những đặc điểm dưới đây:
- Độ đàn hồi của vải kháng khuẩn kém.
- Vải kháng khuẩn có màu trắng sáng, bề mặt bóng, không bị xơ, mịn,
- Độ bền cũng như tuổi thọ cao.
- Chất liệu dùng để sản xuất khẩu trang y tế.
Như vậy, căn cứ vào đặc điểm của vải kháng khuẩn bạn có thể thấy chúng hiện hữu trong đời sống rất nhiều. Hơn hết, đây chính là chất liệu quan trọng phục vụ tốt cho con người.
Vải kháng khuẩn có những ưu, nhược điểm gì?
Muốn đánh giá khách quan về vải kháng khuẩn bạn cần xét trên hai phương diện ưu và nhược điểm. Thông tin này sẽ được Phế Liệu Tuấn Hùng hé lộ ngay sau đây:
Ưu điểm
Ưu điểm của vải lọc kháng khuẩn là gì? Đúng như tên gọi chất liệu này giúp bảo vệ con người khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Mặc dù vải khá dày dặn nhưng không gây bí bách, khó chịu khi sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể dùng lại nhiều lần với mức chi phí phải chăng.
Điểm cộng tiếp theo của dòng vải kháng khuẩn chính là việc dễ dàng bảo quản và vệ sinh. Đặc biệt với những làn da nhạy cảm nhất cũng không phải lo lắng đến vấn đề kích ứng
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều lợi ích thiết thực nhưng vải kháng khuẩn vẫn còn một số nhược điểm nhất định. Đó điển hình như chất kháng khuẩn dễ bị rửa trôi sau nhiều lần giặt. Sau lần làm sạch đầu tiên hiệu quả kháng khuẩn chỉ còn lại khoảng 60%.
Mặt khác, khi vải bị ướt có xu hướng dính vào da gây khó chịu cho người sử dụng. Nếu như dùng khẩu trang vải bạn sẽ thấy khó thở. Đồng thời, khi thải ra ngoài môi trường rất khó phân hủy, phải cần đến tác động của con người.
Các loại vải lọc kháng khuẩn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải lọc kháng khuẩn khác nhau. Qua đó, bạn dễ dàng tìm thấy cho mình sản phẩm phù hợp cũng như đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
Vải dệt kim
Vải dệt kim kháng khuẩn được tạo ra bằng sự liên kết một hệ các vòng sợi với nhau. Ngoài ra, người ta còn cho thêm nhiều chất phụ gia như làm mềm, Fluorocarbon, nhựa và một số hợp chất kháng khuẩn.
Bên cạnh đó, các mắt sợi được liên kết với nhau nhờ vào kim dệt giữ vòng sợi cũ. Trong khi một vòng sợi mới sẽ được hình thành phía trước của vòng sợi cũ. Đồng thời, vòng sợi cũ lồng qua những vòng sợi mới nhằm tạo thành vải dệt kim kháng khuẩn.
Dành thời gian quan sát bạn sẽ thấy vải dệt kim kháng khuẩn có những hàng ngang. Các chuyên gia gọi đó là hàng vòng và cột vòng.
Vải không dệt
Vải không dệt tồn tại ở dạng tấm với cấu trúc dạng lưới liên kết với nhau bằng nhiều sợi tơ. Chúng kết nối theo phương pháp cơ học hoặc nhiệt học. Loại vải này được sử dụng ở nhiều nước trên Thế giới như Mỹ, Pháp, Anh,…
Hay nói cách khác vải không dệt kháng khuẩn không tạo ra bằng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Chúng giống như một số chất liệu làm từ sợi xơ ngắn, sợi xơ dài kết hợp với nhau bằng hóa học, cơ học hoặc dung môi.
Vải dệt thoi
Vải dệt thoi chính là tên gọi chỉ cho tất cả các loại vải hình thành trên khung dệt. Theo đó con người tự tạo ra khung dệt sản xuất trên sự liên kết của nhiều sợi ngang và sợi dọc.
Chất liệu tạo nên vải dệt thoi làm từ nhiều loại sợi khác nhau. Đó điển hình như sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên chẳng hạn. Có rất nhiều loại vải dệt thoi như:
- Vải dệt Poplin: Tương tự như kiểu vải dệt trơn nhưng số lượng của sợi dọc sẽ gấp đôi sợi ngang.
- Vải dệt thoi xương cá: Vải có sợi chỉ tạo thành chữ V trên bề mặt.
- Vải dệt chéo: Dệt kiểu đan chéo giúp vải ít bị nhăn, giữ form tốt.
- Vải dệt Satin: Quy trình dệt phức tạp nhưng mang lại độ bắt sáng khá tốt.
- Vải dệt trơn: Mỗi sợi ngang sẽ có một sợi dọc, hai mặt mang đặc điểm tương tự nhau.
Vải dệt thoi có nhiều hình thức khác nhau nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Nắm chắc những đặc điểm trên đây sẽ giúp bạn phân biệt chính xác từng loại vải kháng khuẩn.
Ứng dụng của vải kháng khuẩn
Với những đặc tính nổi bật, vải kháng khuẩn đã và đang ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Cụ thể như sau:
- Sản xuất đồ lót cho nam và nữ giảm nguy cơ viêm nhiễm, nấm ngứa.
- Chất liệu dùng trong hàng thể thao với tính năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Hàng gia dụng.
- Quần áo bảo hộ giúp con người tránh bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
- Các trang bị dùng để băng vết thương.
- Vải kháng khuẩn dùng để sản xuất khẩu trang, ngăn chặn vi khuẩn, virus, bảo vệ sức khỏe con người.
Dễ nhận thấy, vải kháng khuẩn ứng dụng trong đồ may mặc, y tế và các sản phẩm gia dụng. Tất cả nhờ những lợi ích thiết thực chất liệu này đã và đang mang lại cho con người.
Cách bảo quản vải lọc kháng khuẩn là gì?
Với mỗi loại vải kháng khuẩn được thiết kế, sản xuất theo từng sản phẩm sẽ có những cách bảo quản riêng. Bạn nên đọc ngay thông tin dưới đây để hiểu rõ thêm về điều này:
Cách bảo quản vải kháng khuẩn | Chi tiết |
✅Số lần tái sử dụng | – Thời gian sử dụng lý tưởng nhất khoảng 15 đến 30 lần giặt.
– Sau mỗi lần sử dụng cần giặt sạch để có thể tái dùng lần kế tiếp. |
✅ Cách làm sạch | – Nên giặt bằng tay, thao tác nhẹ nhàng.
– Có thể dùng bột giặt, chất tẩy rửa để làm sạch mọi vết bẩn. – Nên ưu tiên các sản phẩm lành tình, không gây độc hại và kích ứng da. |
✅Nhiệt độ làm sạch thích hợp | – Không nên sử dụng nước nóng để làm sạch vải kháng khuẩn vì chúng sẽ bị giãn nở, cấu trúc bị thay đổi và chất kháng khuẩn bị mất đi.
– Nên phơi ở nơi thoáng khí cũng như nhiều bóng râm. |
Trên đây là những phân tích chi tiết của Phế Liệu Tuấn Hùng về vải kháng khuẩn. Độc giả muốn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang.
Xem thêm: Tái chế vải vụn- Ý tưởng làm giàu đơn giản từ vải thừa
Xem thêm: Top 15+ vải may mặc phổ biến, được ưa chuộng nhất 2022