Inox 201 và 304 giống và khác nhau ở điểm gì? Xem ngay để biết!

Inox 201 và 304 giống và khác nhau ở điểm gì? Xem ngay để biết!

Inox 201 và 304 được ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ khí. Hai loại Inox này có đặc điểm gì? Làm sao để phân biệt? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ ngay sau đây. 

Thông qua bài viết, Phế Liệu Tuấn Hùng sẽ giúp bạn tìm ra sự khác nhau giữa Inox 201 và 304. Đồng thời, chúng tôi cũng bật mí cách kiểm tra đơn giản nhất. Tin chắc, nắm rõ thông tin hữu ích này quý vị chủ động hơn khi tim mua hoặc giao dịch. 

Hiểu rõ về Inox 201 và 304

Inox 201 và 304 đều là hợp kim của sắt có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn hai dòng vật liệu kể trên. Bởi lẽ đó, sản phẩm tạo ra không đạt được những đặc tính như mong muốn. 

Inox 201 là gì?

Inox 201 được xếp vào nhóm thép không gỉ bán chạy nhất thị trường, đặc biệt trong thời điểm Niken tăng giá. Loại Inox này có giá rẻ và ổn định hơn so với nhiều chất liệu khác. Chúng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như: Cơ khí, sản xuất chi tiết máy, làm đồ gia dụng,….

inox 201 và 304 1
Inox 201 dễ gia công, định hình, dát mỏng

Với thành phần từ Mangan, Nito và Niken, Inox 201 không thể tăng độ cứng. Tuy nhiên trong quá trình gia công, chúng có khả năng cải thiện độ bền hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số đặc tính vật liệu dưới đây:

  • Inox 201 khá bền, chống ăn mòn, chịu nhiệt tốt. 
  • Vật liệu có tính định hình nên rất dễ gia công, không độc hại đến sức khỏe người dùng. 
  • Mức nhiệt đỉnh điểm của Inox 201 cao, dao động từ 1400 – 1450 độ C. Vậy nên bạn hoàn toàn không lo việc biến đổi và phản ứng hóa học do nhiệt gây ra. 
  • Tuổi thọ sản phẩm làm từ vật liệu này từ 15 – 20 năm. 
  • Inox 201 phù hợp sản xuất các sản phẩm như: Chảo, nồi, trang trí nội thất nhờ giá thành rẻ.

Inox 304 là gì?

Inox 304 là một trong những loại thép không gỉ có độ bền vượt trội, tối nhất hiện nay. Mức giá áp dụng của vật liệu cũng cao hơn các dòng Inox thường. Hàm lượng Niken trong Inox 304 chiếm khoảng 8%, Mangan và Crom 1%. Vậy nên chúng sở hữu bề mặt sáng bóng ấn tượng, ít bị bào mòn, han gỉ theo thời gian. 

inox 201 và 304 2
Inox 304 sở hữu tỷ lệ thành phần Niken cao

Xem thêm: Các loại Inox 304 phổ biến nhất trên thị trường

Chính vì thế, sản phẩm làm từ Inox 304 rất bền, xếp vào dạng “nồi đồng cối đá”. Hơn nữa loại này còn đáp ứng yêu cầu về tính thẩm mỹ. 

Loại kể trên có độ sáng bóng vượt trội, ít bị bào mòn, han gỉ theo thời gian. Vậy nên sản phẩm làm từ Inox 304 thường bền bỉ và có tính thẩm mỹ cao. 

  • Inox 304 oxy hóa ở nhiệt độ 1010 độ C – 1120 độ C. Nếu muốn tăng khả năng oxy hóa chỉ cần tăng lượng Carbon trong thành phần. 
  • Độ cứng vật liệu vừa phải, dễ dàng uốn, tạo hình và có thể dát mỏng ngay cả khi không gia nhiệt. 
  • Bề mặt nhẵn bóng bắt mắt, sang trọng nên không cần can thiệp sơn màu để tăng tính thẩm mỹ. Đây cũng là một trong những cách nhận biết Inox 304 được nhiều người áp dụng. 
  • Tuổi thọ vật liệu cao, thường dùng lâu dài từ 30 – 40 năm. 
  • Vật liệu chịu được mọi thử thách thời tiết, có khả năng tiếp xúc lâu trong nước.  
  • Inox 304 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, như: Sản xuất máy giặt, máy rửa chén. Thiết bị chế biến thực phẩm, ngành hóa chất, dầu khí,….

Xem thêm: Chưa biết Inox 304 có hút nam châm không hãy đọc ngay bài viết này!

So sánh Inox 201 và Inox 304 chi tiết nhất

Mặc dù đều sở hữu những đặc tính nổi trội, nhưng Inox 201 và 304 khác nhau như thế nào được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu kỹ hơn về hai dòng vật liệu này, hãy cùng tham khảo ngay nội dung chia sẻ sau đây. 

Giống nhau

So sánh Inox 201 và 304 có thể thấy, cả hai loại này đều gọi chung là thép không gỉ. Chúng cấu tạo từ các hợp kim Mangan, Crom, Nitơ với tỷ trọng, thành phần khác nhau. 

inox 201 và 304 3
Inox 201 và 304 đều là thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi

Đặc tính chung của Inox 201 và 304 chính là ít biến màu, phản ứng từ kém, độ dẻo cao. Ngoài ra, vật liệu có khả năng chống oxy hóa, ăn mòn tốt. Bởi lẽ đó, dòng kể trên được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp.

Xem thêm: Nhiệt độ nóng chảy của Inox chính xác bao nhiêu? Xem ngay để biết

Phân biệt Inox 201 và 304

Thực tế, cả hai dòng vật liệu này đều mang đến cho người dùng lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên muốn phân biệt Inox 201 và 304 cần dựa vào nhiều yếu tố như: Thành phần, khối lượng riêng, độ cứng,…. Quý vị có thể tham khảo theo nội dung dưới đây:

inox 201 và 304 4
Inox 304 có độ bền vượt trội nhưng giá Inox 201 lại rẻ hơn
Tiêu chí phân biệt Inox 304 Inox 201

Thành phần

8,1% Niken + 1% Mangan. 4,5% Niken + 7,1% Mangan.

Khối lượng riêng

Cao hơn Inox 201. Thấp hơn Inox 304.

Độ dát mỏng

Dễ dàng thực hiện. Phức tạp.

Độ cứng 

Thấp hơn Inox 201. Hàm lượng Mangan cao nên độ cứng tốt hơn Inox 304.

Độ bền

30 – 40 năm. 15 – 20 năm.

Chống ăn mòn

Tốt nhờ nguyên tố Crom và lưu huỳnh giúp bề mặt mượt.  Bề mặt thường có rỗ nhỏ, khả năng chống ăn mòn thấp hơn. 

Màu sắc bề mặt

Màu sắc Inox 304 sáng bóng. Inox 201 chứa Mangan cao nên làm cho bề mặt vật liệu tối. 

Tiếp xúc acid và muối

Không tiếp xúc. Tiếp xúc nhẹ.

Khả năng nhiễm từ

Không hút nam châm. Hút nhẹ nam châm.

Giá thành

Cao  Thấp

Sau khi áp dụng cách kiểm tra Inox 304 và 201 có thể thấy mỗi vật liệu lại có những đặc trưng riêng biệt. Mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng đặc tính của Inox 201 lại không nổi trội như 304. Vậy nên tùy thuộc vào nhu cầu bạn nên cân nhắc lựa chọn dòng phù hợp nhất. 

Xem thêm: Khám phá Inox có dẫn điện không? Xem ngay luận giải từ chuyên gia

Cách kiểm tra Inox 201 hay 304

Mặc dù qua kiểm tra Inox 304 và 201 ở trên dễ nhận ra những điểm giống, khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được nếu chỉ nhìn trực tiếp bên ngoài. Muốn biết đâu là Inox 201, đâu là Inox 304, quý vị hãy áp dụng một trong hai cách sau:

inox 201 và 304 5
Có thể sử dụng nam châm để kiểm tra Inox 201 và 304

Xem thêm: Bảng giá Inox Phế Liệu Hôm Nay PLTH cập nhật 24/7

  • Dùng nam châm: Vì Inox 304 gần như nguyên chất, không có tạp chất nên không hút nam châm. Trông khi đó, Inox 201 được pha sắt nên sẽ hút nhẹ. 
  • Dùng acid hoặc dung dịch chuyên dụng: Bạn chỉ cần nhỏ 1 giọt acid lên bề mặt hai vật liệu. Nếu không thấy hiện tượng gì đó đích thực là Inox 304. Với Inox 201 sẽ hơi sủi bọt trắng và phản ứng lại. 

Phế Liệu Tuấn Hùng – thu mua phế liệu Inox giá cao

Không chỉ ứng dụng rộng rãi, Inox 201 và 304 còn có thể tái chế với sản phẩm đã qua sử dụng. Mức giá bán cũng chênh lệch tùy từng chủng loại. Trước khi định giá, Phế Liệu Tuấn Hùng cũng áp dụng cách kiểm tra Inox 201 hay 304 cụ thể. 

Đặc biệt, công ty thu mua phế liệu Inox khối lượng lớn tận nơi. Bởi lẽ đó, doanh nghiệp vừa giải phóng được mặt bằng kho bãi, lại thu thêm một khoản không nhỏ vào ngân sách. 

Hơn nữa, Phế Liệu Tuấn Hùng luôn áp dụng mức giá tốt nhất ở thời điểm giao dịch. Toàn bộ quá trình được tiến hành công khai, minh bạch, nhanh chóng. Không những thế, sau khi thu gom, vận chuyển, chúng tôi thực hiện dọn dẹp sạch sẽ giúp quý khách tiết kiệm thời gian, công sức. 

Chưa kể, công ty luôn phân loại Inox 201 và 304 trước khi cân đong. Vậy nên, quý khách không cần lo bị thiệt khi hợp tác. 

Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn đã biết cách phân biệt Inox 201 và 304. Nếu cần tư vấn kỹ hơn hoặc nhận báo giá thu mua phế liệu đừng ngại kết nối tới Phế Liệu Tuấn Hùng

Xem thêm: Cơ sở thu mua phế liệu Inox Giá Cao, inox 304 PLTH

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tin tức

Cách xác định chất lượng sắt phế liệu

Việc xác định chất lượng sắt phế liệu là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang quan tâm đến cách xác định chất lượng sắt

Tin tức

Công nghệ tái chế nhựa hiện nay

Công nghệ tái chế nhựa mới giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng

Tin tức

Thu mua sắt phế liệu từ ngành xây dựng

Sắt phế liệu từ ngành xây dựng là một nguồn tài nguyên quan trọng trong nền kinh tế hiện đại cần được khai thác và

Tin tức

An toàn trong thu mua phế liệu sắt

Sắt là kim loại phổ biến với nhiều công năng trong cuộc sống thường ngày, chính vì vậy nhu cầu an toàn trong thu mua

Tin tức

Tái chế sắt phế liệu trong ngành ô tô

Lợi ích của việc tái chế sắt phế liệu trong ngành ô tô bao gồm giảm thiểu các bãi chôn lấp hiện có, tiết kiệm

Tin tức

Sắt phế liệu và giải pháp xanh

Tái chế sắt phế liệu không chỉ giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sắt phế liệu và

Tin tức

Ưu điểm của các dự án tái chế sắt phế liệu đối với đời sống

Sắt phế liệu là loại kim loại phế liệu phổ biến nhất được thu thập và tái chế. Các dự án tái chế sắt phế

Tin tức

Thị trường xuất khẩu phế liệu nhựa

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thảo luận về thị trường xuất khẩu phế liệu nhựa. Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo