Rác vô cơ bao gồm các rác thải không thể sử dụng và tái chế được. Người ta chỉ có thể xử lý bằng cách chôn lấp để tránh ảnh hưởng đến môi trường chung.
Vậy rác vô cơ là gì? Có những loại nào? Vì sao nên hạn chế dòng rác này? Hãy cùng Phế Liệu Tuấn Hùng tìm hiểu kỹ hơn sau đây. Qua đó bạn sẽ biết thêm biện pháp “giải phóng” rác tối ưu nhất.
Tất tần tật về rác vô cơ
Mỗi giây trên thế giới, hàng ngàn tấn rác do con người thải ra môi trường. Trong đó bao gồm rác vô cơ và rác hữu cơ. Việc hiểu rõ bản chất từng loại rác sẽ giúp bạn phân loại chính xác, hỗ trợ việc xử lý chúng, rút ngắn thời gian phân hủy, bảo vệ môi trường sống.
Rác vô cơ là gì?
Không phải ai cũng biết rác thải vô cơ là gì. Đây là tên gọi chung của những loại rác không thể sử dụng cũng như tái chế lại. Người ta chỉ có thể mang ra các khu chôn lấp được chỉ định để giải phóng.
Xem thêm: Rác thải là gì? Cách phân loại theo đúng quy định có thể bạn chưa biết
Thực tế, rác vô cơ sản sinh từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Một số loại chất thải vô cơ phổ biến có thể kể tới như: Nilon, gỗ đá, sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, quần áo hỏng,…. Loại rác kể trên tồn tại trong môi trường thời gian rất lâu mới bị phân hủy. Chẳng hạn:
- Túi nilon mất khoảng 400 – 600 năm mới phân hủy toàn bộ.
- Áo da: 50 năm.
- Vải nilon: 30 – 40 năm.
- Đế ủng cao su: 50 – 80 năm.
- Cốc nhựa xốp: 50 năm.
- Đầu lọc thuốc lá: 1 – 5 năm.
- Tất len: 1 – 5 năm.
- Phao cứu sinh: 80 năm. Lon kim loại: 50 năm.
- Ván ép: 1 – 3 năm.
- Hộp phim: 20 – 30 năm.
- Tã bỉm dùng một lần: 450 năm.
- Chai thủy tinh: 1 triệu năm.
- …..
Với những con số kể trên có thể thấy rác vô cơ là những loại nào đi chăng nữa cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì thế người ta đang cố gắng tạo ra sản phẩm phục vụ sinh hoạt nhằm hạn chế loại rác thải này.
So sánh rác vô cơ và rác hữu cơ
Thực tế hiện nay rất nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa khái niệm rác vô cơ với hữu cơ. Bởi lẽ đó chúng ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân loại. Ngay sau đây Phế Liệu Tuấn Hùng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại rác thải này:
Rác hữu cơ |
Rác vô cơ |
|
|
Như vậy hẳn bạn đã biết rác hữu cơ và rác vô cơ là gì. Thực tế đây đều là rác thải từ sinh hoạt, đời sống, các ngành công nghiệp. Tuy nhiên hiểu đơn giản rác hữu cơ có thể tái chế, còn rác vô cơ hoàn toàn không.
Vì sao nên hạn chế thải rác vô cơ?
Với sự toàn cầu hóa, chúng ta không thể kiểm soát được lượng rác vô cơ thải ra mỗi ngày. Để hiểu vì sao chính phủ các nước luôn khuyến khích người dân hạn chế chất thải vô cơ, bạn hãy xem ngay những hệ lụy của chúng gây nên.
Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản
Việc sử dụng vật liệu xây dựng, đồ gỗ, nhựa khiến nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái tự nhiên.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm hàng triệu tấn nhựa vẫn đổ xuống biển. Số lượng rác thải nhựa sản xuất từ năm 1950 mới xử lý một phần rất nhỏ, còn lại trôi dạt ngoài đại dương.
Chúng đe dọa trực tiếp tới động vật hoang dã cũng như chuỗi thức ăn chính của con người. Thống kê cũng cho thấy hiện hơn 600 loài sinh vật sống ở biển chịu ảnh hưởng bởi rác thải nhựa. 15% trong số đó nuốt phải rác có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải vô cơ không ngừng phát thải, đến năm 2050 sẽ tác động tới khoảng 99% các loài.
Nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng cao
Việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên gỗ tràn lan dẫn đến biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hơn 1 tỷ người ven biển đối mặt với nguy cơ ngập lụt vào giữa thế kể. Cùng với gần 50% dân số thế giới sống trong vùng nguy hiểm vì hệ lụy trên.
Chưa kể, 14% số loài sinh vật trên cạn đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì nhiệt độ tăng cao. Tình trạng này khiến trái đất liên tục hứng chịu các đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt,….
Bên cạnh đó, nếu xả thải rác vô cơ không thuyên giảm, lượng khí carbon công nghiệp liên tục tăng, thế giới sẽ còn ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, khí hậu khắc nghiệt hơn gấp 4 lần vào năm 2100. Số trận bão lũ, hạn hán và sóng nhiệt có thể tăng tới 5 lần.
Biến đổi khí hậu gây ra những tác động đe dọa tính mạng hàng triệu người dân. Chưa kể tình trạng này còn góp phần tạo ra những cuộc khủng hoảng nhân đạo, thổi bùng làn sóng di cư do người dân phải chịu ảnh hưởng thời tiết cực đoan, tâm trạng lo lắng, run sợ.
Đe dọa tới sức khỏe con người
Những hạt vi nhựa không chỉ xâm nhập gián tiếp cơ thể con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp. Đó là bởi đồ dùng nhựa một lần tan chảy trong nhiệt độ từ 870 – 800 độ C và có thể hòa vào thực phẩm, không khí, nguồn nước.
Nếu tích lũy lâu ngày sẽ gây ra những bệnh vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt trong nhựa chứa chất độc DOP, Dioxin. Chất này có thể gây rối loạn giới tính ở các bé nam và vô sinh đối với bé nữ.
Chính vì những tác động tiêu cực đó, ngày nay chính phủ các nước đã áp dụng những chính sách nhằm hạn chế rác thải vô cơ. Đồng thời người ta cũng tăng cường sản xuất sản phẩm phục vụ sinh hoạt thân thiện môi trường như: Túi tự phân hủy, ly giấy, túi giấy, ống hút tre,….
Phương pháp xử lý rác vô cơ chuẩn, không gây hại môi trường
Nếu đã hiểu rác vô cơ gồm những gì bạn sẽ thấy để “giải phóng” chất thải này không hề dễ. Nếu không thực hiện đúng chuẩn sẽ càng làm nguy hại đến môi trường. Dưới đây là cách xử lý rác không tái chế được bạn có thể tham khảo:
Cách xử lý rác vô cơ | Chi tiết |
Phân loại và thu gom rác |
Việc đầu tiên và quan trọng không thể bỏ qua phân loại rác. Muốn làm được điều này, bạn cần nắm rõ rác vô cơ là rác gì? Từ đó mới có thể phân rác vô cơ, hữu cơ và tái chế riêng biệt.
Tốt nhất, bạn nên sử dụng các thùng rác phân loại tại gia đình. Đối với khu vực công cộng phương án lắp đặt thùng chứa rác chia 2 ngăn, 3 ngăn rất hợp lý. Như vậy người dân sẽ biết các loại rác vô cơ nên được để riêng, chẳng hạn:
|
Xử lý rác tại nơi tập kết |
Sau khi đã thu gom và phân loại, bạn nên bỏ rác đúng nơi quy định. Điều này giúp các công ty rác thải dễ dàng vận chuyển tới bãi tập kết rác để xử lý. Tùy thuộc vào mức độ phân hủy của chúng sẽ đưa ra những hình thức khác nhau:
|
Như vậy đủ để thấy việc phân loại và xử lý rác vô cơ đúng quy chuẩn đóng vai trò quan trọng như thế nào. Đó cũng là lý do các chính phủ thường xuyên đưa ra chương trình truyền thông nhằm nâng cao ý thức người dân.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã biết rác vô cơ gồm những loại nào. Nếu cần thông tin cụ thể hơn, đừng quên kết nối trực tiếp tới Phế Liệu Tuấn Hùng ngay hôm nay.
Xem thêm: Hậu quả của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và cách khắc phục