Nhiệt độ nóng chảy của Đồng và các kim loại khác như Inox, Thép, Vàng… là bao nhiêu? Thay vì hỏi thợ, đọc sách, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Công ty Phế Liệu Tuấn Hùng sẽ cung cấp thông tin về nhiệt độ nóng chảy của Đồng đỏ, Đồng thau, Đồng nguyên chất cũng như các kim loại phổ biến một cách chi tiết, đầy đủ nhất.
Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Nhiệt độ nóng chảy còn được gọi với cái tên nhiệt độ hóa lỏng hay điểm nóng chảy của kim loại/chất rắn. Đây chính là nhiệt độ ở mức nhiệt độ nhất định diễn ra quá trình nóng chảy của chất. Hay nói cách khác, đây là thời điểm chất rắn chuyển sang trạng thái lỏng.
Xem thêm các loại đồng hiện nay: Đồng là gì? Ứng dụng của vật liệu Đồng trong cuộc sống
Quá trình chuyển từ kim loại ở trạng thái lỏng sang rắn được gọi là nhiệt độ đông đặc(điểm đông đặc).
>>>Có thể bạn quan tâm: Khối lượng riêng của Đồng là bao nhiêu: Thông số chi tiết nên nắm rõ
Nhiệt độ nóng chảy của Đồng là bao nhiêu?
Đến đây hẳn bạn đã biết được khái niệm về nhiệt độ nóng chảy rồi. Vậy nhiệt độ nóng chảy của Đồng là bao nhiêu?
- Nhiệt độ nóng chảy của Đồng nguyên chất: 1357,77 K(Tức là 1084.62 °C; 1984.32 °F).
- Nhiệt độ nóng chảy của Đồng thau: Từ 900°C cho đến 940 °C và 1.650 °F tới 1.720 °F, tùy vào thành phần.
Đồng nguyên chất trong bảng tuần hoàn hóa học có màu cam đỏ, dễ uốn, mềm. Số nguyên tử của Cu là 29. Đây là kim loại có độ dẫn nhiệt, dẫn điện cao, thường được sử dụng để tạo chất dẫn điện, nhiệt và dùng làm các vật liệu xây dựng.
Bảng tra nhiệt độ nóng chảy của kim loại phổ biến
Vậy nhiệt độ nóng chảy của các kim loại khác là bao nhiêu? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bảng sau:
Kim loại | Nhiệt độ nóng chảy |
✅Gang |
Gang được chia làm 5 loại gồm: Gang xám, Gang xám biến trắng, Gang cầu, Gang dẻo và Gang giun. Thành phần hóa học của kim loại này là hơn 95% trọng lượng sắt và những nguyên tố hợp kim Silic và Cacbon. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại Gang là:
|
✅Silicon |
Silicon có nhiệt độ nóng chảy là 1.414 °C. |
✅Inox |
Inox có nhiệt độ nóng chảy như sau:
Bạn có thể thấy nhiệt độ nóng chảy của Inox không phải là số tuyệt đối, chúng được tính trong khoảng nhất định. Có điều này là do trong thép không gỉ có một hợp kim đặc biệt có khả năng tạo biến thể nhỏ trong công thức, gây ảnh hưởng tới điểm nóng chảy. |
✅Nhôm |
Nhôm có ký hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học là Al, có khối lượng riêng 2,9 g/cm3 và số hiệu nguyên tử 13. So với kim loại khác, nhiệt độ nóng chảy của Al không cao, cụ thể là 933.47K ( 660.32 °C và 1220.58 °F ). |
✅Chì |
600,61 K (327.46 °C; 621.43 °F). |
✅Sắt Thép |
Sắt có có ký hiệu Fe, thuộc nhóm VIIIB chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn hóa học. Số nguyên tử của Fe là 26. So với kim loại khác, Sắt có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhưng lại bằng nhiệt độ nóng chảy của Thép. Cụ thể là 1.811K(1.538 °C; 2.800 °F ). |
✅Vàng |
Vàng được ký hiệu là Au, có tính dẫn điện và nhiệt tốt. Số nguyên tử của Au là 79. Nhiệt độ nóng chảy của Au là 1337.33 K ( 1064.18 °C; 1947.52 °F ). |
✅Bạc |
Bạc(Ag) là kim loại có giá trị lâu dài, được dùng để làm đồ trang sức, đồng tiền xu hay những đồ dùng gia đình. Không những vậy, Ag còn được ví như khoản đầu tư ở dạng nén và tiền xu.
Tính dẫn điện, độ dẫn nhiệt của Bạc được đánh giá là cao nhất trong tất cả kim loại. Nhiệt độ nóng chảy của Ag là 1234.93 K (961.78 °C; 1763.2 °F). |
✅Kẽm |
692.68 K ( 419.53 °C; 787.15 °F ). |
✅Thiếc |
Thiếc(Sn) có màu ánh bạc và có nhiệt độ nóng chảy khá thấp: 505.08 K ( 231.93 °C; 449.47 °F ). Trong nhiệt độ môi trường, Sn rất khó bị oxi hóa. Kim loại này có thể chống lại được sự ăn mòn trong môi trường tự nhiên
Do có khả năng chống ăn mòn tốt nên mọi người thường tráng hoặc mạ Sn lên kim loại dễ bị oxy hoá. Mục đích: Giúp bảo vệ kim loại như 1 lớp sơn phủ bề mặt. |
>>Xem thêm: Công ty thu mua phế liệu Đồng giá cao PLTH mua số lượng lớn
Vai trò của nhiệt độ nóng chảy trong cuộc sống và sản xuất
Nhiệt độ nóng chảy của Đồng, Nhôm, Vàng,… có thể giúp các kĩ thuật sư dễ dàng xác định đúng loại kim loại cần dùng.
Không những thế, nhiệt độ nóng chảy còn được ứng dụng trong những ngành công nghiệp. Chẳng hạn như: Gia công cơ khí, chế tạo, làm khuôn, đúc kim loại, thậm chí là dùng cho công nghệ nghiên cứu và trong ngành Y tế.
Nhờ ứng dụng nóng chảy, con người đã dễ dàng chế tạo ra những sản phẩm hữu ích để phục vụ đời sống hiện nay. Đặc biệt, nhiệt độ nóng chảy còn góp phần bảo vệ vệ sinh môi trường.
>>>Tham khảo thêm: Khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu? Cách tính?
Hy vọng những chia sẻ trên đã mang lại cho bạn đọc thông tin hữu ích về nhiệt độ nóng chảy của Đồng và các kim loại khác. Bạn có thể xem thêm những bài viết khác tại website của Phế Liệu Tuấn Hùng.