Thép hợp kim có độ bền tốt hơn hẳn thép Cacbon, không gỉ, chống ăn mòn trong muối, bazo, axit. Vì thế, vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
Để hiểu hơn thép hợp kim là gì? Đặc tính ra sao? Các loại thép hợp kim phổ biến hiện nay, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Phế Liệu Tuấn Hùng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Từ đó, quý vị cũng biết thêm về ứng dụng thực tiễn của hợp kim kể trên.
Thép hợp kim là gì?
Thép hợp kim là vật liệu xuất hiện trong nhiều công trình xây dựng. Tùy vào thành phần cấu tạo, dòng này sẽ có nhiệt độ hóa lỏng, ký hiệu khác nhau.
Khái niệm thép hợp kim
Thép hợp kim là thép thành phần chính gồm sắt và Cacbon. Chúng được nấu trộn cùng nhiều nguyên tố hóa học khác như: Đồng, Niken, Mangan. Tổng lượng nguyên tố thêm vào khoảng từ 1% – 50%. Nhờ vậy chất lượng thép thành phẩm cải thiện các đặc tính một cách tối ưu.
Tùy vào số lượng của các nguyên tố và tỷ lệ mà thép có sự thay đổi về độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn cũng như sức bền, khả năng chống oxy hóa. Ký hiệu thép hợp kim áp dụng theo tiêu chuẩn dưới đây:
- Thép chứa 0,36 – 0,44%C, 0,80 – 1%Cr ký hiệu: 40Cr.
- Thép chứa 0,09 – 0,16%C, 0,60 – 0,90%Cr, 2,75 – 3,75%Ni ký hiệu: 12CrNi3.
- Thép chứa 1,255 – 1,50%C, 0,40 – 0,70%Cr, 4,5 – 5,5%W ký hiệu: 140CrW5(hoặc CrW5).
- Thép chứa 0,85 – 0,95%C, 1,20 – 1,60%Si, 0,95 – 1,25%Cr ký hiệu: 90CrSi.
Đặc tính thép hợp kim
Không phải bỗng nhiên hợp kim thép được ứng dụng rộng rãi như vậy. Đó là bởi dòng này đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng, độ bền nhờ sở hữu những tính năng nổi bật dưới đây:
Đặc tính thép hợp kim | Chi tiết |
✅ Cơ tính |
|
✅ Tính chất vật lý, hóa học |
|
Phân biệt hợp kim thép và thép không gỉ(Inox)
Nếu hiểu rõ thế nào là thép hợp kim bạn sẽ biết được dòng này khác hoàn toàn thép không gỉ. Tuy nhiên không ít người đang bị nhầm lẫn giữa hai vật liệu này.
Thực tế, thép không gỉ hay Inox có thành phần gồm sắt và một số kim loại khác như: Crom, Niken, Molypden, Niobium,…. Khi Cr tiếp xúc với không khí sẽ sản sinh ra lớp màng mỏng trên bề mặt có tác dụng chống oxy hóa.
Điểm khác nhau lớn nhất giữa thép hợp kim và thép không gỉ chính là khả năng chống gỉ. Trong đó, khả năng chống gỉ của Inox tốt hơn nhiều so với hợp kim thép.
Khi để ở môi trường bên ngoài, mức độ oxy hóa của hai vật liệu kể trên phụ thuộc vào thành phần trong mỗi hợp kim. Tuy nhiên do thép không gỉ chứa Crom nên hạn chế gỉ set tốt hơn.
Hiện nay, Inox có giá cao hơn thép hợp kim. Bởi hầu hết các nguyên tố chống gỉ như: Crom, Niken, Mangan,… đều xuất hiện trong thép không gỉ.
Xem thêm: {Update} bảng giá sắt phế liệu mới nhất hôm nay
Các chủng loại hợp kim thép phổ biến hiện nay
Các loại thép hợp kim hiện nay khá đa dạng. Tùy vào từng chủng loại đặc tính của chúng cũng khác nhau. Cụ thể.
Hợp kim thép có nhiều loại với đặc điểm, thành phần khác nhau
Các loại hợp kim thép | Chi tiết |
✅ Thép hợp kim cao |
Thép được hợp kim hóa với các nguyên tố, thông thường là: Mô lip đen, Mangan, Vanadi, Silic, Crom, Niken, Bo với hàm lượng trên 10%. |
✅ Thép hợp kim thấp |
Thép hợp kim thấp dùng để chỉ thép kết cấu có tổng thành phần hợp kim nhỏ hơn 10%. Hàm lượng Carbon trong thép này tương tự thép Carbon thấp. Chúng chủ yếu được tăng cường bởi lượng nhỏ các nguyên tố hợp kim nhằm cải thiện độ dẻo dai cũng như khả năng hàn.
Dòng vật liệu kể trên thường ứng dụng sản xuất bình chịu áp lực, nồi hơi, tàu, cầu, xe cộ và các kết cấu thép lớn. Trong đó, nguyên tố hợp kim như: Vanadi và Niodi giúp cải thiện độ dẻo dai. Molypden nâng cao độ cứng, cấu trúc Bainite và độ bền nhiệt. |
Tìm hiểu sâu hơn về khái niệm của thép hợp kim bạn sẽ biết ngoài các loại kể trên người ta còn phân loại vật liệu này theo nguyên tố cấu thành hoặc công dụng như:
- Thép hợp kim kết cấu: Loại này có hàm lượng Cacbon từ 0,1 – 0,85% với phần trăm nguyên tố hợp kim thấp. Chúng được dùng để chế tạo các chi tiết cần độ cứng, chịu tải trọng cao, chịu đàn hồi.
- Thép hợp kim dụng cụ: Là thép có độ cứng cao sau khi trải qua quá trình nhiệt luyện. Vì thế, độ chịu nhiệt và mài mòn tối ưu. Hàm lượng Cacbon trong đây chỉ từ 0,7% – 1,4% với các nguyên tố như: Cr, W, Si, Mn.
- Thép gió: Loại hợp kim đặc biệt dùng làm dụng cụ cắt gọt hay các chi tiết máy đòi hỏi yêu cầu cao. Dòng này có độ cứng cao, bền, chịu mài mòn tốt, đặc biệt chịu nhiệt đến 650 độ C.
Ứng dụng thực tiễn của thép hợp kim
Với thành phần nguyên tố kể trên dễ nhận thấy ưu nhược điểm của thép hợp kim. Chính vì thế chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Cụ thể:
- Làm vật liệu quan trọng cho các công trình xây dựng dân dụng, thương mại.
- Sản xuất linh kiện ô tô, thiết bị hàng hải, cơ khí chế tạo máy.
- Ứng dụng chế tạo các loại trục: Trục động cơ, trục tải trọng vừa và nhẹ.
- Sản xuất bánh răng siêu tăng áp, trục bánh răng, bánh răng truyền động.
- Làm con lăn, bu lông, thớt đỡ, thanh ren cũng như các chi tiết máy móc.
- Chế tạo thiết bị có khả năng chịu tải trọng cao.
- Ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo tàu biển, xe,….
- Sản xuất dao cắt, dây xích công nghiệp, công cụ,…
Chính vì ứng dụng phổ biến nên thép hợp kim phế liệu cũng là mặt hàng thu mua với giá cao. Tùy thuộc vào từng chủng loại, báo giá sẽ có sự chênh lệch. Vì thế, doanh nghiệp vừa giải phóng được mặt bằng kho bãi, lại có thêm khoản thu vào ngân sách.
Với bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ định nghĩa thép hợp kim cũng như những ứng dụng của vật liệu. Nếu cần báo giá phế liệu hợp kim thép, hãy kết nối ngay tới Phế Liệu Tuấn Hùng.
Xem thêm: Công ty thu mua phế liệu sắt giá cao PLTH | Phế Liệu Tuấn Hùng