Khối lượng riêng là gì? Ký hiệu & Công thức tính chuẩn 2023

Khối lượng riêng là một đại lượng khá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ bản chất của khối lượng riêng nên đôi lúc sử dụng vẫn còn sai lệch. Vậy khối lượng riêng là gì, cách tính khối lượng riêng ra sao, khối lượng riêng kí hiệu như thế nào, cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

Khối lượng riêng tiếng Anh là gì? Khái niệm khối lượng riêng

Khối lượng riêng (tiếng Anh là Density) hay còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đại lượng để thể hiện đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó. Hiểu một cách đơn giản, khối lượng riêng là tỷ lệ của thể tích so với khối lượng một vật. 

Khối lượng riêng là gì? Khái niệm khối lượng riêng
Khối lượng riêng là gì? Khái niệm khối lượng riêng

Trong vật lý và hóa học, mỗi đại lượng sẽ sở hữu một ký hiệu riêng để dễ nhận biết và viết gọn gàng hơn, vì vậy, nhiều người sẽ thắc mắc khối lượng riêng ký hiệu là gì. Theo quy ước chuẩn quốc tế, D là ký hiệu khối lượng riêng, tránh nhầm lẫn với m – ký hiệu của khối lượng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về làng thu mua phế liệu Bắc Ninh

Đơn vị đo của khối lượng riêng

Theo hệ đo lường chuẩn quốc tế, đơn vị của khối lượng riêng là kilogam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số đơn vị khác như gam trên centimet khối (g/cm3). 

Công thức tính khối lượng riêng

Công thức tính khối lượng riêng được xác định bằng cách sử dụng khối lượng (m) và thể tích (V), cụ thể, ta lấy khối lượng của một vật chia cho thể tích của vật đó. 

Bạn có thể áp dụng công thức khối lượng riêng theo như dưới đây:

D = m/V

Trong đó:

  • D là khối lượng riêng (kg/cm3)
  • m là khối lượng của vật (kg)
  • V là thể tích (cm3)
Công thức tính khối lượng riêng chính xác
Công thức tính khối lượng riêng chính xác

Lưu ý: Khi vật được làm từ duy nhất một chất liệu (đồng chất), khối lượng riêng tại mọi vị trí đều giống nhau và bằng khối lượng riêng trung bình.

Bảng khối lượng riêng của các chất

Trong thực tế, người ta xác định khối lượng riêng của một vật nhằm mục đích xác định chính xác các chất cấu tạo nên vật. Sau khi tính được khối lượng riêng, ta có thể đối chiếu kết quả nhận được với bảng khối lượng riêng của các chất đã được tính sẵn trước đó, từ đó xác định cấu tạo của vật.

Cách tính khối lượng riêng cực chính xác 
Cách tính khối lượng riêng cực chính xác

Khối lượng của một vật có thể được tính toán hoặc đo lường ở trạng thái rắn, lỏng, khí, nhưng được sử dụng nhiều nhất ở dạng chất rắn.

Khối lượng riêng của chất lỏng

Một loại chất lỏng thường gặp nhất chính là nước. Thông thường, trong trạng thái nước nguyên chất trong nhiệt độ bình thường, người ta quy định khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, tức là 1 m3 nước sẽ nặng 1000 kg. 

Tuy nhiên, khi ở trong điều kiện nhiệt độ thay đổi, thể tích của nước và khối lượng sẽ tăng giảm tùy theo từng nhiệt độ. Ta có bảng khối lượng riêng của nước cụ thể như sau:  

Nhiệt độ

Mật độ (tại 1 atm)

°C

°F

kg/m³

0.0

32.0

999.8425

4.0

39.2

999.9750

10.0

50.0

999.7026

15.0

59.0

999.1026

17.0

62.6

998.7779

20.0

68.0

998.2071

25.0

77.0

997.0479

37.0

98.6

993.3316

80.0

176.0

972.1474 

100.0

212.0

958.3665

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khối lượng riêng của một số chất lỏng khác:

Loại chất lỏng

Khối lượng riêng

Mật ong

1,36 kg/ lít

Xăng

700 kg/m3

Dầu hỏa

800 kg/m3

Rượu

790 kg/m3

Nước biển

1030 kg/m3

Dầu ăn

800 kg/m3

Khối lượng riêng của chất khí

Khi nhắc đến khối lượng riêng, người ta chỉ thường tính khối lượng riêng của không khí. Theo đó, khối lượng riêng của không khí ở 0 độ C là 1,29 kg/m3, trong nhiệt độ 100 độ C sẽ tăng lên 1,85 kg/m3.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thu mua phế liệu miền Nam uy tín- đến ngay!

Khối lượng riêng của chất rắn

Bạn có thể theo dõi bảng khối lượng riêng của chất rắn dưới đây:

STT

Chất rắn

Khối lượng riêng (kg/m3)

1

Chì

11300

2

Sắt

7800

3

Nhôm

2700

4

Đá

(Khoảng) 2600

5

Gạo

(Khoảng) 1200

6

Gỗ  

Gỗ xẻ nhóm II, III

1000

Gỗ xẻ nhóm IV

910

Gỗ xẻ nhóm V

770

Gỗ xẻ nhóm VI

710

Gỗ xẻ nhóm VII

670

Gỗ xẻ nhóm VIII

550

Gỗ sến xẻ mới

770-1280

Gỗ sến xẻ khô

690-1030

Gỗ dán

600

Gỗ thông xẻ khô

480

7

Sứ

2300

8

Bạc

10500

9

Vàng

19031

10

Kẽm

6999

11

Đồng

8900

12

Inox

Inox 309S/310S/316(L)/347

7980

Inox 201 /202/301/302/303/304(L)/305/321

7930

Inox 405/410/420

7750

Inox 409/430/434 

7750 

13

Thiếc

7100

Trên đây là tổng hợp các kiến thức liên quan đến khối lượng riêng cũng như cách tính khối lượng riêng. Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn đọc và cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mọi người. Đừng quên theo dõi các bài viết khác cập nhật thêm nhiều thông tin nữa nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tin tức

5 lợi ích môi trường từ việc thu mua sắt phế liệu

Lợi ích môi trường từ việc thu mua sắt phế liệu ngày càng được cộng đồng quan tâm bởi những giá trị mà nó mang lại.

Tin tức

Địa chỉ thu mua phế liệu máy móc Bình Dương ở đâu?

Trong bối cảnh nhu cầu tái chế và xử lý phế liệu ngày càng gia tăng thì dịch vụ thu mua phế liệu máy móc

Tin tức

Thu mua phế liệu dây điện Bình Dương giá cao nhất

Phế liệu Tuấn Hùng là đơn vị chuyên nhận thu mua phế liệu dây điện Bình Dương. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực

Tin tức

Top 6 lợi ích từ việc tái chế sắt phế liệu quan trọng

Sắt là một nguồn nguyên liệu rất quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay. Chính vì vậy, những lợi ích từ việc

Tin tức

Lợi ích thu mua và tái chế đồng phế liệu

Lợi ích thu mua và tái chế đồng phế liệu nằm ở việc tối ưu hóa tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, và tạo

Tin tức

Thị trường thu mua đồng phế liệu tại Việt Nam

Thị trường thu mua đồng phế liệu tại Việt Nam trong những năm gần đây đang có nhiều tín hiệu phát triển tích cực. Khi

Tin tức

Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị thu mua nhôm phế liệu uy tín

Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị thu mua nhôm phế liệu uy tín là một trong những trợ thủ đắc lực giúp bạn thực hiện giao

Tin tức

Tác động của đồng phế liệu đến môi trường

Tác động của đồng phế liệu đến môi trường rất đa dạng có cả mặt tích cực và tiêu cực trong nhiều trường hợp khác